Nhà ở có thời hạn sẽ được cấp sổ hồng
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook tại Quảng Bình xuất hiện thông tin về một loại sốt virus lạ ở TP.Đồng Hới, được cho là có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài, buồn nôn và có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ. Thông tin này nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý và gây hoang mang dư luận.Trước tình hình đó, bác sĩ Huỳnh Công Hùng, Trưởng Khoa khám, điều trị lao, bệnh phổi và phòng, chống bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình, khẳng định chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào nhiễm virus lạ trên địa bàn.Theo bác sĩ Hùng, một học sinh tiểu học tại TP.Đồng Hới có biểu hiện sốt và đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế để thăm khám. Chẩn đoán sơ bộ cho thấy em bị viêm não do virus, đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và chưa có bằng chứng nào cho thấy liên quan đến loại virus lạ như thông tin lan truyền.Để đảm bảo an toàn, CDC Quảng Bình đã tổ chức giám sát, điều tra tại nơi ở và trường học của bệnh nhi, nhưng chưa phát hiện thêm ca bệnh tương tự. Hiện tại, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại Quảng Bình vẫn trong tầm kiểm soát.Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh thông tin để làm rõ sự việc và khuyến cáo người dân theo dõi thông tin chính thống, tránh hoang mang trước những tin đồn thất thiệt.Đội TP.HCM bị nhấn chìm ở sân Lạch Tray của Hải Phòng, Việt Hưng và Lucas tỏa sáng
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
Hố ga bị vỡ, gây nguy hiểm
Ngày 2.2, tại hồ Phước Bửu, UBND H.Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức giải đua thuyền rồng truyền thống lần 5, thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến xem và cổ vũ.Tham gia giải đua thuyền rồng truyền thống có 13 đội thi, với gần 200 vận động viên. Chung cuộc, đội thuyền rồng TT.Phước Bửu đã xuất sắc giành giải nhất. Đội thuyền rồng xã Phước Thuận đạt giải nhì và xã Hòa Bình giành giải ba. Ban tổ chức giải đua còn trao các giải khuyến khích và giải phong trào cho các đội thuyền rồng còn lại.Bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND H.Xuyên Mộc cho biết giải đua thuyền rồng truyền thống đã được huyện tổ chức lần thứ 5."Đây là sự kiện thể thao truyền thống đặc trưng của địa phương. Các đội tham gia đều thể hiện sự chuyên nghiệp. Trước khi giải diễn ra, Ban tổ chức đã sắp xếp lịch, thời gian cho các đội tập luyện. Giải đua cũng là sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn thu hút du khách đến với địa phương", bà Đài cho hay.
Ghi nhận của PV Thanh Niên, trong các ngày 25 - 26.1 cho thấy, đã cận tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng không khí mua sắm tại chợ hải sản Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) rất trầm lắng, khiến ai cũng ngỡ ngàng.Theo các tiểu thương, khoảng 1 tháng nay nhu cầu mua hải sản của người dân bắt đầu tăng nhưng không quá khác biệt so với ngày thường.Chị Nguyễn Thị Hiền (46 tuổi, tiểu thương tại chợ Hạ Long) cho biết: "Tôi đã chuẩn bị nguồn hàng hải sản tươi sống khá dồi dào, với khoảng 200 triệu đồng tiền hàng. Thế nhưng cả ngày chỉ vài lượt người tới hỏi mua. Trong khi vẫn phải trả nhiều khoản chi phí, đặc biệt là giữ cho hải sản phải tươi sống từng ngày".Cũng theo chị Hiền, những mặt hàng có giá trị cao trên 2 triệu đồng năm nay rất khó bán.Lý giải về điều này, một số tiểu thương cho rằng Quảng Ninh năm qua hứng chịu cơn bão số 3 (Yagi), tình hình kinh tế khó khăn cũng khiến người dân thắt chặt chi tiêu.Bão số 3 cũng khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh năm qua chịu thiệt hại nặng nề, dẫn tới một số mặt hàng có giá khá cao như tôm he, cá song, cá vược…Một trong những mặt hàng khó bán nhất những ngày qua là sá sùng. Tiểu thương phải bày ra tại chợ và dùng mạng xã hội để bán nhưng không ai dám mua những hải sản đắt như vàng ròng này.Năm nay sá sùng chính hiệu Vân Đồn dao động từ 5 - 10 triệu đồng/kg loại ngon. Mực khô Vân Đồn, Cô Tô dao động từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg.Anh Nguyễn Hoàng Trung (38 tuổi, trú tại P.Hồng Hải, TP.Hạ Long) chia sẻ: "Năm nay các đơn vị thưởng tết không cao. Việc mua sắm vẫn phải làm, nhưng mua các mặt hàng có giá trị lớn như tôm, cua, ghẹ là phải đắn đo, không biết năm tới thế nào nên ai cũng chắt chiu chi tiêu".Nhiều người cũng cho rằng kênh bán hàng truyền thống đang sụt giảm là điều tất yếu Các đại lý hải sản tại các huyện Vân Đồn, Cô Tô đều bán hàng online, giao tận nơi mà vẫn đảm bảo chất lượng có thể là nguyên nhân khiến chợ Hạ Long vắng khách.Khảo sát của PV trong các ngày từ 24 - 16.1 cho thấy, giá hải sản tại chợ Hạ Long năm nay tăng nhẹ. Giá cá song từ 250.000 - 600.000 đồng/kg tùy loại; mực ống 250.000 - 400.000 đồng/kg, tôm he từ 500.000 - 600.000 đồng/kg, tu hài 150.000 đồng/kg, ghẹ 600.000 - 800.000 đồng/kg…
Khởi chiếu phim tài liệu về thảm họa tàu con thoi Columbia
Ngày 30.12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sẽ tổ chức 6 hoạt động chăm lo tết cho công đoàn viên và người lao động nhằm đảm bảo mọi công đoàn viên và người lao động đều có một cái tết ấm áp, hạnh phúc. Cụ thể, gồm: Thứ nhất, chương trình "Tết Sum vầy - Xuân đoàn kết" dự kiến chăm lo cho 15.000 hộ gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người lao động bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội hoặc bị bão lũ ảnh hưởng, không có điều kiện về quê đón tết. Mức hỗ trợ là 1,8 triệu đồng/hộ (trong đó 300.000 đồng tiền quà và 1,5 triệu đồng tiền mặt).Thứ hai, chương trình "Tấm vé nghĩa tình - Xuân đoàn viên" nhằm hỗ trợ vé tàu, xe và máy bay cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết.Diện được hỗ trợ gồm người lao động gặp khó khăn, 2 năm liền chưa có điều kiện về quê đón tết; công đoàn viên bị mất việc do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn; người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi từ 50 triệu đồng trở lên hoặc đạt các giải thưởng như Giải thưởng Nguyễn Văn Linh, Bằng khen Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Giải thưởng Tôn Đức Thắng…Ngoài ra, chương trình "Chuyến tàu mùa xuân" sẽ hỗ trợ 100% giá trị vé tàu cho 500 gia đình công nhân tại các khu chế xuất và khu công nghiệp.Thứ ba, chương trình "Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" tặng phiếu mua hàng cho 9.500 công đoàn viên tham gia mua sắm tại các phiên chợ với giá ưu đãi (1 triệu đồng/đoàn viên).Thứ tư, LĐLĐ TP.HCM tổ chức họp mặt tặng quà cho 5.000 đoàn viên nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn (1 triệu đồng/phần) và tập thể các nghiệp đoàn (2 triệu đồng/tập thể).Thứ năm, lập các đoàn đi thăm, chúc tết các đơn vị, doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các công trình trọng điểm và gia đình đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Thứ sáu, với chương trình "Gia đình công nhân lao động vui tết cùng Thành phố", LĐLĐ TP.HCM dự kiến tổ chức cho 10.000 gia đình đoàn viên công đoàn tiêu biểu ở lại TP.HCM đón xuân tham quan, vui chơi giải trí tại một khu du lịch vui chơi, giải trí trên địa bàn.Hiện TP.HCM có khoảng 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, đồng thời có 17 khu chế xuất, công nghiệp với hơn 250.000 công nhân lao động. Tính đến nay, LĐLĐ TP.HCM đang quản lý hơn 18.800 công đoàn cơ sở với hơn 1,4 triệu công đoàn viên.